Cùng với xi măng, cát, đá… thì gạch là loại vật liệu không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng. Hiện nay, gạch được sản xuất với nhiều mẫu mã, chủng loại và kích thước khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Vậy cụ thể gạch phổ biến nhất trong xây dựng gồm những loại nào và kích thước tiêu chuẩn ra sao? Để biết câu trả lời, mời bạn đọc theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.
Các loại gạch phổ biến trong xây dựng hiện nay
Cùng với sự phát triển của công nghiệp xây dựng, ngày càng có nhiều loại gạch mới được sản xuất và đưa vào ứng dụng. Để phân loại gạch, thợ xây dựng có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó, việc chia gạch thành hai nhóm là gạch dùng cho xây dựng phần thô và gạch xây dựng hoàn thiện được xem là phổ biến hơn cả.
Gạch xây dựng phần thô
Phần thô hay còn phần khung của ngôi nhà, công trình xây dựng bao gồm móng nhà, bể ngầm và các bộ phận cần kết cấu chịu lực như khung, cột, dầm, sàn, tường bao che, tường phân tách các không gian…. Để xây dựng phần thô, thợ công trình thường dùng tới các loại gạch như:
Gạch đất nung: Gạch đất nung hay còn gọi là gạch đỏ truyền thống. Đây là gạch được sản xuất thủ công với quy trình đơn giản, không yêu cầu quá nhiều về tính thẩm mỹ cũng như chất lượng đầu ra. Gạch đất nung có màu đỏ nâu và gồm hai loại chính là gạch đặc và gạch lỗ. So với các loại gạch khác, giá gạch đất nung thường có phần nhỉnh hơn.
Gạch tuynel: Gạch tuynel là gạch xây dựng truyền thống được làm từ nguyên liệu chính là đất sét. Khác với gạch đất nung, gạch tuynel được trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chọn nguyên vật liệu cho tới quá trình ngâm ủ, tạo hình và nung. Về cảm quan, gạch tuynel có màu sắc đỏ tươi đồng đều, kích thước chuẩn, bề mặt nhẵn mịn, tính thẩm mỹ cao. Xét về chất lượng, gạch tuynel rất bền bỉ, chịu lực tốt, chống thấm tốt và không bị biến dạng, phai màu sau thời gian sử dụng. Bởi vậy mà rất nhiều khách hàng hiện nay ưu tiên sử dụng gạch tuynel cho công trình của mình.
Gạch không nung: Là loại gạch không trải qua quá trình nung nhiệt nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng như độ nén, uốn, thấm nước,… Ưu điểm nổi bật của gạch không nung là giá thành rẻ và yếu tố bảo vệ môi trường cao. Các loại gạch không nung phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như gạch xỉ, gạch bê tông, gạch ba vanh, gạch bê tông bọt, gạch nhẹ chưng áp,….
Gạch xây dựng hoàn thiện
Cùng với gạch dùng cho xây dựng phần thô thì gạch xây dựng hoàn thiện cũng được sử dụng tương đối phổ biến. Những loại gạch xây dựng hoàn thiện thường gặp nhất đó là:
Gạch tàu: Là gạch được tạo nên từ đất sét và nung trong các lò sản xuất gạch tuynel. Gạch tàu có giá thành rẻ, thấm hút tốt, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Gạch tàu thường dùng cho các công trình mang hơi hướng cổ điển như sân vườn, đình chùa, khu nghỉ dưỡng…
Gạch thẻ: Là gạch sử dụng chủ yếu cho mục đích ốp lát với đặc tính thấm hút tốt, bám dính cao, bền đẹp theo thời gian. Những loại gạch thẻ cơ bản được dùng hiện nay bao gồm gạch thẻ trang trí, gạch thẻ xây dựng và gạch thẻ mặt tiền.
Gạch ceramic: Gạch ceramic hay còn gọi là gạch bông. Đây là gạch được làm chủ yếu từ xi măng bột đá tự nhiên và bột màu. Gạch có khả năng chịu lực cao, thấm hút tốt và thường được ứng dụng để lát sàn, ốp tường hay chống thấm cho các công trình.
Bên cạnh những loại gạch nêu trên, một số loại gạch dùng cho mục đích hoàn thiện khác cũng được sử dụng khá nhiều như gạch thông gió, gạch men, gạch nhựa, gạch kính, gạch cao su… Vì vậy mà tuỳ theo đặc điểm của công trình cũng như yêu cầu về mục đích, giá cả, thẩm mỹ… mà người dùng có thể cân nhắc để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Gạch xây dựng cần đảm bảo các kích thước tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn về kích thước của gạch không chỉ giúp đảm bảo sự chuẩn xác về diện tích xây dựng, hạn chế phát sinh chi phí mà còn làm tăng tính thẩm mỹ của công trình. Dưới đây là những kích tiêu chuẩn tính theo dài x rộng x cao của từng loại gạch mà quý khách hàng có thể tham khảo:
Kích thước tiêu chuẩn của các loại gạch nung
- Kích thước tiêu chuẩn của gạch đặc: Gồm 3 kích thước phổ biến là: 205 x 95 x 55mm, 210 x 150 x 55mm và 220 x 105 x 65mm.
- Kích thước tiêu chuẩn của gạch 2 lỗ: 205 x 95 x 55mm.
- Kích thước tiêu chuẩn của gạch 4 lỗ: 205 x 95 x 95mm.
- Kích thước tiêu chuẩn của gạch 6 lỗ: 205 x 150 x 95mm.
Kích thước tiêu chuẩn của các loại gạch không nung
- Kích thước tiêu chuẩn của gạch đặc: 220mm x 105mm x 60mm
- Kích thước tiêu chuẩn của gạch rỗng 2 thành vách: 390mm x 100mm x 190mm
- Kích thước tiêu chuẩn của gạch rỗng 3 thành vách: 390mm x 100mm x 130mm
- Kích thước tiêu chuẩn của gạch rỗng 4 thành vách: 390mm x 200mm x 130mm.
- Kích thước tiêu chuẩn của gạch bê tông nhẹ: Gồm 3 kích thước phổ biến là 600 x 200 x 200mm, 600 x 200 x 100mm và 600 x 300 x 200mm.
- Kích thước tiêu chuẩn của gạch 3 vanh: Gồm các kích thước phổ biến là 390 x 190 x 150mm; 100 x 150 x 250mm; 90 x 140 x 260mm; 95 x 150 x 270mm và 100 x 140 x 270mm.
Trên đây là thông tin về các loại gạch phổ biến cũng như kích thước gạch tiêu chuẩn thường được sử dụng trong xây dựng. Quý khách hàng quan tâm và mong muốn lựa chọn, sử dụng loại gạch chất lượng cho công trình của mình, vui lòng liên hệ với nhà máy sản xuất gạch tuynel Bảo Lạc theo địa chỉ:
Gạch Tuynel Bảo Lạc – Kiến tạo công trình bền vững cùng thời gian
Nhà máy sản xuất: Xóm Cốc Mặn, Thượng Hà, Bảo Lạc, Cao Bằng
Hotline: 0353.099.009
Email: thanhbinhtankhanh@gmail.com
Fanpage: Gạch Tuynel Bảo Lạc